
Lá lốt là cây thuốc, cây gia vị được nhân dân ta sử dụng rộng rãi trong bữa ăn hàng ngày cũng như chữa bệnh trong dân gian

Đặc điểm của cây lá lốt
Lá lốt là cây thân thảo, sống và phát triển ở những nơi râm mát và những nơi có ánh nắng trực tiếp. Loại cây này có độ cao trung bình từ 30 đến 40 cm. Phần thân thường yếu ới, có nhiều đốt nhỏ. Phần lá dạng lá đơn có tán rộng xòe to, phần trên phiến có từ 5 đến 7 gân xanh nổi lên, phía trên thường có màu nhạt hơn. Phần hoa thì thường mọc thành từng cụm ở nách lá, có màu trắng, lâu tàn. Quả của lá lốt thường là quả mọng, bên trong có chứa hạt.
Phân bố
Đây là cây mọc hoang, tập trung nhiều ở các tỉnh phía bắc.
Bộ phận dùng
Tất cả bộ phận của cây
Thu hái – sơ chế
Cây có thể thu hoạch được vào bất cứ mùa nào trong năm, thường được cắt nhỏ rồi đem phơi khô hoặc sấy khô.
Lá lốt là vị thuốc lấy từ cây lá lốt, thường dùng để đắp, ngâm chân, ngâm rượu, nấu nước uống có tác dụng có tác dụng điều trị xương khớp, gai cột sống, thoái hóa khớp rất hiệu quả.
Nếu chúng ta tìm hiểu kĩ hơn, biết cách sử dụng hợp lý, kết hợp đúng bài thuốc thì đây là giải pháp hữu hiệu giúp xua tan nỗi lo đau nhức xương khớp và mang đến nhiều tác dụng đáng kinh ngạc.

Tính vị
Vị nồng, tính ấm, chống hàn
Quy kinh
Kinh vị, tỳ, gan, mật
Tác dụng dược lý và chủ trị của lá lốt
- Công dụng điều trị các chứng phong, hàn, thấp, tê bại chân tay
- Chữa đau cột sống thắt lưng, thoát vị đĩa đệm cột sống lưng
- Chuyên điều trị rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, nôn mửa, tiêu chảy, bệnh thận, chữa đau nhức xương khớp, đau đầu, đau răng, chảy mồ hôi.
Trong dân gian bà con thường đun nước lá lốt để ngâm chân chữa phong thấp, tê nhức xương khớp
Người huyết áp thấp thì cho thêm ít gừng ngâm cùng
Người huyết áp cao thì ngâm chân lá lốt với muối
Để lại một phản hồi